• Skip to content

Plgtoken

Chia sẻ kiến thức tiền điện tử từ cơ bản đến nâng cao

Th3 30 2022

GLMR coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Moonbeam

GLMR là đồng tiền mã hoá gốc của dự án Moonbeam – một parachain của hệ sinh thái Polkadot. Moonbeam tuy là một dự án còn khá non trẻ và chỉ mới được khởi động vào tháng 1/2020 và hoàn thành ra mắt vào tháng 1/2022 nhưng nó lại đang là một dự án có tốc độ phát triển khá nhanh. Để biết chi tiết thông tin về Moonbeam cũng như hiểu rõ GLMR coin là gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau!

Moonbeam là gì?

Moonbeam tham gia như một parachain của Polkadot được xây dựng dựa trên khung Substrate. Mạng đã chiến thắng trong trong cuộc đấu giá parachain thứ hai trên Polkadot nhờ một chiến dịch huy động vốn từ cộng lên đến 35 triệu DOT (tương đương 1,4 tỷ USD). Parachain này cho phép các nhà phát triển (developer) xây dựng các hợp đồng thông minh (smart contract) tương thích với Ethereum trên mạng Polkadot.

Cụ thể, nó tạo ra một môi trường giúp hợp đồng thông minh của các dApp trên mạng lưới Ethereum có thể dễ dàng khởi chạy và tương thích hoàn toàn với mạng lưới của Polkadot. Bên cạnh đó, thông qua Moonbean, bạn hoàn toàn có thể thiết kế một dApp tương thích với mạng Polkadot mà không cần phải triển khai một parachain hay parathread. 

Vì là một parachain trên Polkadot nên Moonbeam thừa hưởng tất tần tật những ưu điểm của nền tảng. Điển hình như: Khả năng bảo mật từ Relay Chain, khả năng tương tác với các chain khác trên Polkadot… Nghĩa là Moonbean có khả năng di chuyển các token giữa các parachains và parathreads trong toàn mạng Polkadot. Ngoài chức năng trên, Moonbeam còn giúp kết nối các dApps trên Ethereum với các parachain khác trong hệ sinh thái Polkadot.

cau hinh moonbeam

Moonbean giải quyết vấn đề gì?

Moonbean ra đời để giải quyết hai vấn đề chính sau:

  • Thứ nhất: Việc tự tạo một parachain hoặc parathread riêng trên Polkadot theo khung Substrate rất phức tạp. Thay vào đó, khi xây dựng trên Moonbeam, bạn không cần phải lo lắng về mô hình kinh tế token, lịch phát hành, quản trị, khuyến khích các node hoặc bảo mật… Bạn có thể tận dụng đầy đủ các tính năng này của Moonbean với Relaychain của Polkadot, sau đó mô hình kinh tế của Moonbean liên tục thanh toán. Điều này ít tốn kém hơn nhiều so với việc bạn tự trả tiền cho quyền truy cập dựa trên parachain và parathread.
  • Thứ hai: Để các dự án hiện có trên Ethereum có thể triển khai trên mạng lưới Polkadot thì các developer phải viết lại hợp đồng thông minh (smart-contract) sao cho nó tương thích với Polkadot. Điều này gây mất rất nhiều thời gian và tài nguyên. Để giải quyết vấn đề ấy, Moonbeam đã được ra đời và cho phép lập trình viên có thể bê “y nguyên” smart contract từ Ethereum sang Polkadot và ứng dụng có thể khởi chạy luôn trên Polkadot.

Moonbeam hoạt động như một cầu nối cho phép các nhà phát triển và người dùng có thể làm việc với cả 2 nền tảng Ethereum và Polkadot.

hoat dong cua moonbeam

Moonbeam tận dụng cơ sở hạ tầng, các hợp đồng thông minh của Ethereum và các công cụ có sẵn trên Polkadot. Cụ thể, người dùng sẽ được thừa hưởng các đặc tính về tốc độ và bảo mật của Polkadot. Đồng thời, các nhà phát triển cũng sẽ có được đầy đủ các EVM từ Ethereum. Ngoài ra, Moonbeam còn cung cấp API cho phép truy cập Web 3.0. Điều này giúp các developer có thể triển khai các hợp đồng thông minh một cách dễ dàng hơn.

Đội ngũ phát triển Moonbeam

Derek Yoo chính là founder và CEO của cả Moonbeam và Purestake. Trong đó, Purestake – công ty cung cấp các công cụ và dịch vụ cơ sở hạ tầng cho các nhà phát triển blockchain chính là tổ chức đứng sau đã xây dựng nên Moonbeam.

Derek Yoo được biết đến với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng các công ty phần mềm và đám mây. Đồng hành cùng ông xây dựng nên Moonbeam là Stefan Mehlhorn – doanh nhân công nghệ và Tim Baldwin – người đã có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực kỹ thuật.

Ngoài ra, đội ngũ phát triển dự án còn có sự góp mặt của hơn 30 nhân vật với các bảng profile vô cùng ấn tượng. Điển hình như: Katie Butler (Director of Marketing), Brent Clagg (Senior Software Engineer), Arthur Kaseman (Technical Operations Manager)…  

Dự án Moonbeam coin có gì nổi bật?

Điểm độc đáo nhất mà Moonbeam sở hữu chính là việc cung cấp một môi trường giống như Ethereum song môi trường đó lại được xây dựng trên khung Substrate. 

Moonbeam có khả năng tương thích với Ethereum, điều này có nghĩa là: 

  • Hỗ trợ các hợp đồng thông minh Solidity được chạy nguyên bản trên Moonbeam. Nghĩa là các nhà phát triển có thể sử dụng hợp đồng thông minh Solidity mà không cần phải viết lại smart contract mà dApp vẫn có thể khởi chạy trên Polkadot. Ngoài Solidity, các nhà phát triển xây dựng hợp đồng thông minh có thể dựa trên Vyper hay bất cứ thứ gì biên dịch thành EVM bytecode đều sẽ được Moonbeam hỗ trợ mở rộng phạm vi hoạt động trong hệ sinh thái Polkadot.
  • Hỗ trợ các công cụ dành cho nhà phát triển Ethereum phổ biến như MetaMask, Hardhat, Remix, Truffle và thư viện JavaScript Web3/ Etherjs. 
  • Tài khoản và chữ ký hợp nhất trên Ethereum và Moonbeam. Người dùng có thể tương tác với Moonbeam bằng cách sử dụng tài khoản và khoá Ethereum hiện có của mình như tài khoản H160 và chữ ký ECDSA. Điều này giúp người dùng cảm thấy quen thuộc và nhanh hòa nhập hơn khi tham gia nền tảng mới.
  • Moonbeam mở rộng khả năng Ethereum bằng cách bổ sung thêm các tính năng như quản trị trên chuỗi (on chain), đặt cược (staking) và tích hợp cross-chain. 
  • Mạng tích hợp sẵn DOT, ERC-20 và các dịch vụ cơ sở hạ tầng như Chainlink và The Graph.

glmr coin la gi

Tóm lại có thể hiểu Moonbeam giống như cầu nối giữa Ethereum và Polkadot (hai mạng blockchain phổ biến nhất hiện nay). Moonbeam cho phép các nhà phát triển triển khai lại các smart contract hiện có của họ trên Ethereum sang Polkadot một cách dễ dàng. Bằng cách sử dụng Moonbeam, các nhà phát triển trên Ethereum sẽ có thể vượt qua mọi thách thức về khả năng mở rộng và phí giao dịch mà mình đang phải đối mặt khi triển khai dApp trên mạng này. 

GLMR coin là gì?

GLMR coin là đồng tiền mã hoá chính thức của mạng Moonbeam. Chức năng của nó là sự kết hợp giữa ETH trên mạng lưới Ethereum và DOT của Polkadot. Tuy GLMR không phải là token ERC-20 nhưng nhà phát triển Polkadot đã thông báo rằng người sở hữu GLMT vẫn có thể di chuyển GLMR và những token khác trên Moonbeam sang Ethereum dưới dạng ERC-20.

Thông tin chi tiết về GLMR coin

  • Tên: Moonbeam.
  • Ticker: GLMR.
  • Blockchain: Polkadot.
  • Tiêu chuẩn: Utility, Govermance.
  • Tổng nguồn cung: 1.011.122.855 GLMR.
  • Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (03/2022): 200.568.382 GLMR.

Phân bổ token GLMR

  • Seed Funding (Vòng hạt giống): 14%
  • Strategic Sale (Bán chiến lược): 12%
  • Public Sale (Bán công khai): 16%
  • Parachain Bond Funding (Tài trợ Parachain): 15%
  • Parachain Bond Reserve (Dự trữ Parachain): 0,5%
  • Treasury (Ngân sách): 0,5%
  • Long-Term Protocol & Ecosystem Development (Giao thức dài hạn & Phát triển hệ sinh thái): 17%
  • Developer Adoption Program (Nhà phát triển): 4,5%
  • Key Partners & Advisors (Đối tác & Cố vấn chính): 4,5%
  • PureStake Early Backers: 1,4%
  • Founders and Early Employees (Người sáng lập và nhân viên ban đầu): 10%
  • Future Employee Incentives (Chính sách khuyến khích nhân viên): 4,6%

Coin GLMR dùng để làm gì?

GLMR được sử dụng để:

  • Thực thi hợp đồng thông minh: Đóng vai trò giống như ETH trên Ethereum khi triển khai hợp đồng thông minh.
  • Phí giao dịch: Tất cả các khoản phí giao dịch trên Moonbeam đều sẽ phải dùng GLMR để chi trả.
  • Staking: Collators sẽ sử dụng GLMR token để stake nhằm tạo ra các node phi tập trung – các node giúp hỗ trợ cho hoạt động bảo mật của các protocol. Khi các node được tạo thành công, collators sẽ nhận được một khoản GLMR coin.
  • Quản trị: Người sở hữu GLMR coin sẽ được quyền tham gia bỏ phiếu và đề xuất cho các quyết định quản trị của Moonbeam.

Có nên đầu tư vào đồng GLMR không?

dong coin glmr

Dưới đây là một số thông tin về ưu nhược điểm của Moonbeam mà bạn đọc có thể tham khảo để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của mình.

Ưu điểm:

  • Vì lý do chậm chạp và các khoản phí ngày càng khủng của ETH đã làm gia tăng nhu cầu chuyển đến một chain khác ngoài Ethereum của các dev và user. Điều này phần nào giúp Moonbeam được quan tâm nhiều hơn khi đang có lợi thế đi đầu trong lĩnh vực này. Dự án cung cấp giải pháp rất cần thiết cho các developer ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. 
  • Moonbeam được xem là mảnh ghép cực kỳ quan trọng trên Polkadot. Hiện đang có rất nhiều dự án được triển khai trên nền tảng.
  • Dự án nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các nhà phát triển và tổ chức lớn như: SushiSwap, Chainlink, Band Protocol, Biconomy, DODO, The Graph, Ocean, Razor, Covalent… 
  • Dự án được đầu tư bởi các nhà đầu tư uy tín như Fenbushi Capital, Bitcoin.com Exchange, Binance Labs, Coin Fund, 105G, Web3 Foundation… 
  • Cơ sở hạ tầng của Moonbeam như Oracle Index, Bridge, Wallet, DeFi… đã có đầy đủ.

Nhược điểm:

  • Để Moonbeam trở thành Web 3.0 là một chặng đường rất dài. Hiện, Moonbeam vẫn chỉ đang dừng ở vị trí là một trong những giải pháp đáp ứng mục tiêu kết nối các blockchain đang được xây dựng ngày càng nhiều trên thị trường >> Dự án có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Giá Moonbeam có mức độ biến động mạnh, phụ thuộc nhiều vào thị trường.
  • Việc GLMR coin không được niêm yết trên Coinbase phần nào làm giảm đi tính thanh khoản của dự án.

Kết luận

Moonbeam là một trong top 3 dự án parachain chiến thắng đầu tiên trên Polkadot. Nó cũng đang là một trong những hệ sinh thái nhận được liên tục các khoản đầu tư lớn từ những nhà đầu tư uy tín. Điển hình là Binance Labs và Web3 Foundation. Theo nhiều dự đoán, Moonbeam nói riêng và Polkadot nói chung sẽ thật sự rất bùng nổ trong thời gian tới. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc, giúp mọi người hiểu hơn về dự án cũng như biết được GLMR coin là gì. Chúc bạn đọc sẽ sớm đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn cho riêng mình!

Written by admin · Categorized: Uncategorized

Copyright © 2022 · Altitude Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in