• Skip to content

Plgtoken

Chia sẻ kiến thức tiền điện tử từ cơ bản đến nâng cao

Th4 25 2022

Smart contract là gì? Tìm hiểu về hợp đồng thông minh từ A-Z

Smart Contract là một bản hợp đồng thông minh được sử dụng phổ biến trên các blockchain như Ethereum, Cardano, Solana… nhằm giúp người dùng và nhà phát triển ứng dụng dApp quản lý tài sản mã hóa, loại bỏ các bên trung gian. Vậy cụ thể smart contract là gì? Việc sử dụng smart contract mang lại những ưu và nhược điểm gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Smart Contract là gì?

Smart Contract (hợp đồng thông minh) là một bản hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ lập trình và bắt buộc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể. Giống với hợp đồng kỹ thuật số được thiết kế nhằm thực thi các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên hoàn toàn tự động nhờ vào sự hỗ trợ của Blockchain.

smart contract la gi

Hiểu đơn giản smart contract là thỏa thuận giữa hai người dưới dạng máy tính, các giao dịch xảy ra trong hợp đồng sẽ được xử lý bởi Blockchain tự động mà không cần tác động của bên thứ ba và chúng chỉ được xảy ra khi các điều kiện thỏa thuận được đáp ứng.

Ví dụ minh họa về smart contract: Bạn có thể tưởng tượng hợp đồng thông minh giống như một cái máy bán hàng tự động, khác với cửa hàng truyền thống bạn phải trả tiền trực tiếp cho người bán để có thể mua hàng. Nhưng với máy bán hàng tự động bạn chỉ cần đưa tiền xu vào máy là có thể nhận được sản phẩm mình muốn.

Thuật ngữ smart contract được nhà mật mã học có tên Nick Szabo người Mỹ mô tả lần đầu vào năm 1994, trước khi Bitcoin được tạo ra. Blockchain là một cơ sở dữ liệu được điều hành bởi nhiều máy tính trên khắp thế giới và không ai có thể kiểm soát được. Vì vậy smart contract gần như không thể bị hack. Nếu ai đó muốn tấn công vào blockchain hoặc các hợp đồng thông minh, họ sẽ phải tấn công hơn 1 nửa số nút chạy trên nó, do đó hợp đồng thông minh rất an toàn và không ai có thể can thiệp để thay đổi.

Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?

Smart contract có thể tự động thực hiện một tác vụ cụ thể khi đã thỏa mãn các điều kiện nhất định. Smart contract được xây dựng trên nhiều nền tảng blockchain, với mỗi nền tảng thì hợp đồng thông minh sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình khác nhau. Trong đó Solidity là ngôn ngữ viết các smart contract trên mạng Ethereum.

cach thuc hoat dong smart contract

Bạn có thể hiểu cách thức hoạt động của smart contract đơn giản như sau: 

  • Trước hết các điều khoản sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình có các điều kiện thỏa thuận theo câu lệnh “If – Then”. Đoạn mã code sẽ được mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Kế đến, block đó sẽ được phân phối và lưu trữ trên tất cả các các node đang hoạt động trên blockchain đó. 
  • Sau khi đã nhận lệnh triển khai, nếu hợp lệ thì việc giao dịch sẽ được diễn ra theo điều khoản định sẵn. Do hệ thống hoạt động theo câu lệnh “If – Then” và có đến hàng trăm người giám sát nên đảm bảo phi tập trung và không ai có thể chỉnh sửa. 
  • Cuối cùng giao dịch được hoàn tất và sẽ được cập nhật trên blockchain. 

Lợi ích của Smart Contract

Một hợp đồng thông minh thường sẽ có những lợi ích sau đây:

  • Tính bất biến: Khi hợp đồng thông minh được triển khai trên hệ thống blockchain thì nó không thể bị thay đổi. Tính năng này được coi là một mã chống giả mạo.
  • Tính phân tán: Hợp đồng thông minh sẽ được sao lưu và phân tán với tất cả các node đang hoạt động trong blockchain, đây là giải pháp để bảo vệ dữ liệu khỏi sự cố không may xảy ra hoặc sự tấn công của hacker.
  • Tính tất định: Các giao dịch sẽ xảy ra khi đáp ứng thỏa mãn các điều kiện trong hợp đồng, các kết quả này sẽ không thể thay đổi dù cho người thực hiện đó là ai đi nữa.
  • Có thể tùy chỉnh: Trước khi hợp đồng có hiệu lực, smart contract được mã hóa theo nhiều cách khác nhau. Vì thế chúng được dùng để tạo lập nhiều loại ứng dụng phi tập trung (Dapp) hay NFT.  
  • Tự động: Hợp đồng thông minh có thể tự động thực hiện các tác vụ theo các điều kiện đã được thỏa thuận, nếu hợp đồng thông minh không được kích hoạt nó sẽ không thực hiện bất cứ hành động nào và ở trạng thái “không hoạt động”.
  • Không phụ thuộc vào độ tin cậy của bất kỳ ai: Các bên tham gia hợp đồng có thể tương tác trực tiếp với nhau nhờ smart contract mà không cần gặp mặt hay phụ thuộc vào sự uy tín của đối phương. Công nghệ blockchain sẽ đảm bảo sự chính xác tuyệt đối của dữ liệu.
  • Minh bạch: Các hợp đồng thông minh hoạt động trên blockchain công khai, do đó mà mọi người đều có thể truy cập để tìm hiểu nhưng không ai có thể tự động sửa đổi. 

Ưu – Nhược điểm của hợp đồng thông minh

Smart contract được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, để tìm hiểu chi tiết hơn về hợp đồng thông minh chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem các ưu – nhược điểm của bản hợp đồng này là gì nhé.

uu diem cua hop dong thong minh

1. Ưu điểm

Smart contract sở hữu nhiều ưu điểm mà những nhà đầu tư hay các sàn giao dịch đang tìm kiếm: 

  • Tự do: Những người sử dụng smart contract không bị chi phối bởi bất kỳ cơ quan nào chỉ cần hai bên tham gia đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng.
  • An toàn và rõ ràng: Hợp đồng thông minh sẽ chịu sự giám sát của hàng trăm node nên sẽ không có sai sót nào trong quá trình giao nhận. Bên cạnh đó dữ liệu được sao lưu tại hàng trăm máy tính khác nhau trên thế giới nên sẽ không lo dữ liệu bị đánh cắp.
  • Không sợ bị thất lạc: Các smart contract được lưu trữ và mã hóa trên một sổ cái chung nên không lo sợ bị thất lạc.
  • Có khả năng tùy chỉnh cao: Một trong những ưu điểm nổi trội của hợp đồng thông minh phải kể đến khả năng tùy chỉnh cao. Các developer có thể thiết kế theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với loại hình sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang hướng tới.

2. Nhược điểm

Tuy smart contract có những đặc tính hết sức đáng kinh ngạc nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm hiện hữu.

  • Cần nhiều chi phí để triển khai: Người dùng muốn sở hữu hợp đồng thông minh sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ cho cơ sở hạ tầng, lập trình viên.
  • Tính pháp lý: Hiện nay chưa có chính sách nào về khai thác và quản lý hợp đồng thông minh, do đó nếu hợp đồng thông minh xảy ra vấn đề rủi ro nào sẽ không có sự bảo vệ của cơ quan nhà nước.
  • Nguy cơ rủi ro: Dù chịu sự giám sát của hàng trăm node khác nhau nhưng nguy cơ smart contract bị hack vẫn có khả năng xảy ra bởi bản chất của smart contract vốn là một bộ mã lập trình. Khi người dùng làm lộ thông tin cá nhân như email, ID… các hacker sẽ dựa vào lỗ hổng này để tấn công dữ liệu.
  • Không thể chỉnh sửa: Trường hợp khi hợp đồng thông minh đã được triển khai mà lại phát hiện điểm sai sót thì các bên tham gia sẽ không thể chỉnh sửa lại. 

Ứng dụng của Smart Contract trong Crypto

Smart contract có vai trò quan trọng trong Crypto, đặc biệt là mã thông báo ERC-20 (đại diện cho các mã thông báo được tạo trên hệ sinh thái Ethereum). Các mã này thường được phân phối thông qua các sự kiện Cung cấp tiền xu ban đầu (ICO).

Smart contract cũng tạo điều kiện cho việc xử lý thanh toán cho các ứng dụng phi tập trung hoặc các Sàn giao dịch tập trung (DEX).

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ Smart contract là gì? Nếu bạn là nhà đầu tư thì smart contract sẽ không còn quá xa lạ, biết rõ về thuật ngữ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường Crypto và có thêm nền tảng để lựa chọn dự án tiềm năng. Chúc các bạn thành công!

Written by admin · Categorized: Uncategorized

Copyright © 2022 · Altitude Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in